Để mở nhà máy sản xuất gạch không nung cần biết những điều sau

Để mở nhà máy sản xuất gạch không nung cần biết những điều sau

Khi bỏ một khoản tiền lớn để đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung chúng ta đều cần phải nghiên cứu tìm hiểu để tránh mất thời gian cũng như các sai lầm và lãng phí không đáng có. Trải qua thời gian dài tiếp xúc và tư vấn cho các khách hàng của mình. Công ty Việt Nhật xin đưa ra một số các yếu tố chính mà quý khách hàng cần nắm bắt và thực hiện để đầu tư một dây chuyền sản xuất gạch không nung.

Thứ nhất: Nắm rõ chủ trương chính sách của nhà nước

Đứng thứ nhất trong các điều cần chuẩn bị đó là cần nắm vững chủ trương chính sách của nhà nước trước khi lên kế hoach đầu tư sản xuất:

Ví dụ:Chính phủ đã phê duyệt quyết định 567/QĐ – TTg ngày 28 tháng 04 năm 2010 tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất và kinh doanh vật liệu không nung.

Và đã ban hành hàng loạt các chỉ thị, thông tư hướng dẫn thi hành quyết định.

Ví dụ như: Thông tư 09/2012/TT-BXD quy định sử dụng vật liệu không nung trong các công trình xây dựng. Chỉ thị 10/CT-TTg về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung.

Gần đây nhất là thông tư 13/2017/TT-BXD ban hành ngày 08/12/2017 quy định vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng

Với sự ủng hộ của các cơ quan quản lý Chính phủ vật liệu không nung đặc biệt là gạch đang dần đi vào cuộc sống người dân, tạo tiền để cho sự phát triển của nghành vật liệu xây dựng.

Thứ hai: Đầu ra của gạch không nung

Tại sao phải chuẩn bị đầu ra cho sản phẩm gạch không nung vì quy trình sản xuất gạch không nung rất khác so với gạch nung truyền thống, với gạch nung truyền thống quá trình từ khâu chuẩn bị sản xuất đến khi xuất xưởng được viên gạch mất rất nhiều thời gian thường là khoảng 6 tháng, nhưng với sản phẩm gạch không nung thì quá trình này được rút ngắn chỉ khoảng 5 ngày là đã có thể đem sản phẩm đi sử dụng.

Nên trước khi bắt tay vào sản xuất nên tìm kiếm các đối tác có khả năng tiêu thụ được nhiều sản phẩm của mình.

Thứ ba: Làm thủ tục xin cấp phép bắt đầu hoạt động sản xuất

Dù là lĩnh vực mới, được tạo điều kiện để triển khai hoạt động sản xuất nhưng mình vẫn phải tiến hành các thủ tục pháp lý như thành lập công ty, hoặc đăng ký hộ kinh doanh cá thể, hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh nếu công ty đang hoạt động, xin phép đánh giá tác động môi trường ….

Thứ tư: Vốn đầu tư sản xuất

Tùy vào mức vốn của mình mà các nhà đầu tư nên lựa chọn mức công suất phù hợp với mình. Dự trù kinh phí sản xuất vốn lưu động trên thị trường, vốn đọng lại tại các công trình chưa quyết toán (cái này hay thường gặp nếu doanh nghiệp cấp vào các công trình nhà nước là chủ yêu).

Ví dụ bạn dự định đầu tư 3 tỷ đồng cho toàn bộ chương trình thì nên đầu tư dây chuyền máy móc cỡ khoảng 1,5 tỷ còn lại là nhà xưởng nhân công và vốn lưu động phục vụ sản xuất như tiền mua nguyên liệu, nhân công thuê mặt bằng.

Thứ năm: Lựa chọn nhà tư vấn và cung cấp máy móc thiết bị chuyên nghiệp

Sẽ đơn giản và hiệu quả hơn nếu bạn chọn được 1 nhà cung cấp máy móc thiết bị chuyên nghiệp, đơn vị này sẽ hỗ trợ bạn về kĩ thuật và tư vấn thiết kế nhà xưởng làm sao giảm thiểu tối đa chi phí đầu tư ban đầu, thậm chí hỗ trợ góp ý lên chương trình đầu tư, tính toán tham khảo giá thành viên gạch, thời gian hoàn vốn giúp khách hàng có thông tin đầy đủ nhất để khi tiến hành sản xuất sẽ không gặp phải bất kỳ rủi ro nào.

Tiếp xúc với nhiều đơn vị đã và đang kinh doanh, rút ra kinh nghiệm từ những khó khăn gặp phải ở các doanh nghiệp đã làm gạch không nung. Giúp bạn tránh được các sai lầm không đáng có từ việc lựa chọn công nghệ máy móc, đi thăm quan làm việc học hỏi kinh nghiệm.

Máy ép gạch không nung Việt Nhật luôn tự hào là công ty mang đến cho khách hàng những giá trị như thế với châm ngôn ” hợp tác cùng phát triển” Việt Nhật đang ngày càng trở thành sự lựa chọn số một trong lĩnh vực tư vấn, sản xuất và lắp đặt máy gạch không nung công suất từ mô hình nhỏ và vừa cho đến mô hình lớn.

Một vấn đề mà nhiều khách hàng trước khi đầu tư một nhà máy gạch không nung thường quan tâm đó là: Diện tích nhà xưởng và và diện tích sân bãi để lắp đặt một dây chuyền sản xuất gạch không nung cần khoảng bao nhiêu m2?

Thực tế, diện tích mặt bằng phù hợp để làm gạch không nung còn phụ thuộc vào mức độ tự động hóa, công suất máy yêu cầu. Chúng tôi xin đưa ra một số phương án phổ biến .

MẶT BẰNG SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG CẦN BAO NHIÊU M2?

1. Đối với loại dây chuyền máy ép gạch không nung thủ công

Máy ép gạch không nung thủ công 

Giá: từ 40.000.000 VNĐ

– Diện tích nhà xưởng đặt máy: Từ 40 – 50 m2
– Diện tích bãi chứa thành phẩm sau khi bốc xếp: Khoảng 150m2 trở lên;
– Diện tích bãi nguyên vật liệu: khoảng 100 m2
– Diện tích kho chứa gạch tối tiểu thiểu : 200 m2 trở lên
– Diện tích văn phòng, nhà vệ sinh, đường đi v.v..: khoảng 100m2
Như vậy, diện tích chuẩn của một nhà máy sản xuất gạch không nung bằng máy ép gạch thủ công khoảng 600m2 trở lên thông thường lý tưởng nhất là từ 1.000m2.

2. Đối với loại máy ép gạch không nung bán tự động

Máy ép gạch không nung bán tự động Sivali Việt Nhật

Máy ép gạch không nung bán tự động

Giá: từ 160.000.000 VNĐ

– Diện tích nhà xưởng đặt máy: Từ 60 – 100 m2
– Diện tích bãi chứa thành phẩm sau khi bốc xếp: Khoảng 500m2 trở lên;
– Diện tích bãi nguyên vật liệu: khoảng 300 m2
– Diện tích kho chứa gạch tối tiểu thiểu : 800 m2 trở lên
– Diện tích văn phòng, nhà vệ sinh, đường đi v.v..: khoảng 100m2
Như vậy, diện tích chuẩn của một nhà máy sản xuất gạch không nung bằng máy ép gạch bán tự động khoảng 1.000m2 trở lên thông thường lý tưởng nhất là từ 2.000m2.

3. Đối với loại máy sản xuất gạch không nung tự động

Máy ép gạch không nung tự động

Giá: từ 250.000.000 VNĐ

– Diện tích nhà xưởng đặt máy: Từ 100 – 250 m2
– Diện tích bãi chứa thành phẩm sau khi bốc xếp: Khoảng 500m2 trở lên;
– Diện tích bãi nguyên vật liệu: khoảng 500 m2
– Diện tích kho chứa gạch tối tiểu thiểu : 500-1.000 m2 trở lên
– Diện tích văn phòng, nhà vệ sinh, đường đi v.v..: khoảng 100m2
Như vậy, diện tích chuẩn của một nhà máy sản xuất gạch không nung bằng máy ép gạch tự động khoảng 1.500 m2 trở lên thông thường lý tưởng nhất là từ 2.000m2.

4. Đối với loại dây chuyền sản xuất gạch không nung tự động hoàn toàn

Dây chuyền sản xuất gạch không nung tự động hoàn toàn Sivali - 10

Máy ép gạch không nung tự động hoàn toàn

Giá: từ 1.350.000.000 VNĐ

– Diện tích nhà xưởng đặt máy: Từ 200 – 400 m2
– Diện tích bãi chứa thành phẩm sau khi bốc xếp: Khoảng 800m2 trở lên;
– Diện tích bãi nguyên vật liệu: khoảng 800 m2
– Diện tích kho chứa gạch tối tiểu thiểu : 2.000 m2 trở lên
– Diện tích văn phòng, nhà vệ sinh, đường đi v.v..: khoảng 200m2
Như vậy, diện tích chuẩn của một nhà máy sản xuất gạch không nung bằng máy ép gạch tự động hoàn toàn khoảng 3.000m2 trở lên thông thường lý tưởng nhất là từ 5.000m2.

DÂY CHUYỀN MÁY ÉP GẠCH KHÔNG NUNG CẦN BAO NHIÊU NHÂN CÔNG?

1. Đối với máy ép gạch không nung thủ công

Số lượng: 02÷03 nhân công trong đó:

1 nhân công vận hành máy ép chính
1 nhân công cấp liệu
1 nhân công ra gạch
2. Đối với máy ép gạch không nung bán tự động

Số lượng: 03÷05 nhân công trong đó:

1 nhân công vận hành máy ép chính
1 nhân công cấp xi măng
1 nhân công cấp đá
2 nhân công ra gạch
3. Đối với máy sản xuất gạch không nung tự động

Số lượng: 03÷05 nhân công trong đó:

1 nhân công điều khiển (yêu cầu thông hiểu cơ bản về điện, thủy lực, cơ khí)
1 nhân công cấp xi măng, pallet
1 nhân công cấp đá
2 nhân công ra gạch

4. Đối với dây chuyền sản xuất gạch không nung tự động hoàn toàn

Số lượng: 05 nhân công trong đó:

1 nhân công vận hành tủ điều khiển (yêu cầu thông hiểu cơ bản về điện, thủy lực, cơ khí)
1 Nhân công lái xúc lật cấp liệu
1 nhân công lái xe nâng
2 nhân công ra gạch, dỡ gạch khỏi pallet và tưới nước thủy hóa
Trên đây là chia sẻ một số thông tin giúp các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan hơn về dự án của mình

ĐỊNH MỨC NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG NHƯ THẾ NÀO?

Nguyên liệu sản xuất gạch không nung bao gồm đá mạt, xi măng, xỉ than, tro bay, phế thải xây dựng, đất đồi, bùn đỏ, phế phẩm nông nghiệp…
Đây là các nguyên liệu làm gạch không nung xuất hiện lâu đời trên thế giới, các loại gạch không nung đã được công nhận và đưa vào sử dụng một cách rộng rãi cho các công trình từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp tầng đến cao tầng.

Loại gạch này được tạo nên bởi các chất liệu rẻ tiền (thậm chí là các chất thải của các khu công nghiệp, của các mỏ khai khoáng,…) nó có nhiều chủng loại khác nhau (trên 300 loại) với độ bền nén cao nhất là 35Mpa. Sau đây chúng tôi xin trình bày một số loại định mức nguyên vật liệu sản xuất gạch không nung của một số loại gạch không nung hiện nay để các bạn tham khảo và lựa chọn:

Định mức số 1:
Xỉ than: 30%; xỉ khoáng 30%; đất thải, chất thải rắn 30%; xi măng 8%; đá 10%; bột đá 0.2%.
Định mức số 2:
Bột đá 60%; muối kali 3%; ximăng 8%÷10%; vôi bột 3% còn lại là chất thải rắn khác.
Định mức số 3:
Cát sông 60%; chất thải rắn 30%; ximăng 8%÷10% còn lại các chất độn khác
Định mức số 4:
Đá sét 90%; ximăng 8%÷10%; muối kali
Định mức số 5:
Sỉ quặng sắt 60%; Chất thải rắn 30%; ximăng 8%÷10%; muối kali;
Định mức số 6:
Tro xỉ than 60%; xỉ quặng 30%; ximăng 8%÷10%; bột đá còn lại

Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *